Điều trị Viêm_loét_dạ_dày_tá_tràng

Các giai đoạn

  • Diệt khuẩn Helicobacter pylori (HP): Dùng Clarithromycin kết hợp với Amoxicilin hoặc Metronidazole
  • Ức chế tiết acid/Trung hòa acid: Gastropulgite, Essomeprazol
  • Chống trào ngược dạ dày thực quản: Motilium
  • Bảo vệ thành dạ dày: Bismuth subsalicylate
  • Làm lành dạ dày

Tây y

Các chất

Ức chế tiết acid
  • Ức chế Proton H+

Thuốc nam/Đông y

Các chất

Diệt HP
Trung hòa acid
Làm lành dạ dày

Các thực phẩm/cây thuốc

Diệt HP
Trung hòa acid
Làm lành dạ dày

Các bài thuốc

Bông cải xanh

Bông cải xanh hấp (không luộc) từ 2-3 phút (hấp hơi sống) rồi ăn, nếu hấp chín quá sẽ làm mất chất sulforaphane có tác dụng diệt khuẩn HP.

Bắp cải
  • Bắp cải hấp (không luộc) từ 2-3 phút (hấp hơi sống) rồi ăn, nếu hấp chín quá sẽ làm mất chất vitamin U có tác dụng làm lành dạ dày.
  • Hoặc dùng nước ép bắp cải chữa đau dạ dày: mỗi ngày uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt vì trong bắp cải có chứa vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày. Nước ép bắp cải chứa nhiều vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày.
Chè dây

Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên chè dây có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày – hành tá tràng là làm sạch/diệt khuẩn Helicobacter Pylori (HP).

Lấy vài lá tươi rửa sạch và nhai sống với một hạt muối là cắt cơn đau lập tức, dùng một thời gian thì khỏi hẳn. Ngoài việc ăn sống còn có thể sắc lá khô thay nước chè uống hằng ngày.

Lá khôi

Kết hợp dùng lá Khôi (80g), lá Bồ công anh (40g) và lá Khổ sâm (12g), có thể gia thêm lá Cam thảo dây (20g) sắc uống.

Lá mơ

Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày. Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi.

Nghệ

Nhiều người cho rằng nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, vậy giữa nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày thật sự cái nào đúng hơn?

  • Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày.
  • Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.
Nha đam

Nhựa nha đam có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

Chuối sứ xanh

Dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày.

Các bài thuốc khác
  • Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (khoảng 10g).
  • Bao tử nhím (không cần phải còn thức ăn bên trong) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu. Sử dụng bao tử nhím chữa đau dạ dày cần có sự theo dõi của thầy thuốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Viêm_loét_dạ_dày_tá_tràng http://www.diseasesdatabase.com/ddb9819.htm http://www.emedicine.com/ped/topic2341.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=531 http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=533 http://rad.usuhs.edu/medpix/parent.php3?mode=pt_fi... http://catalogo.bne.es/uhtbin/authoritybrowse.cgi?... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb122614518 http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb122614518 http://www.idref.fr/031390943 http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85099682